Nếu làm việc trong lĩnh vực nhà hàng – khách sạn thì chắc hẳn mọi người sẽ nghe đến supervisor. Bởi nó mang nghĩa tiếng anh nên nhiều người còn khá mơ hồ và chưa hình dung rõ về nó. Chính vì thế, chúng ta hãy cùng nhau đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về câu hỏi supervisor là gì.
- Supervisor là gì?
Supervisor là chỉ người giám sát. Họ là người hỗ trợ quản lý và công việc chính là thực hiện giám sát, theo dõi và điều phối những hoạt động của nhân viên diễn ra trong phạm vi mình quản lý. Có thể ví họ như một trong những trợ thủ đắc lực của các nhà quản lý.
- Công việc của Supervisor
Tùy vào quy mô hoạt động (lớn, nhỏ, vừa) và lĩnh vực kinh doanh của từng công ty, Supervisor sẽ có những tên gọi và công việc khác nhau. Nhưng về cơ bản họ vẫn thực hiện những công việc sau:
Thực hiện phân chia ca làm việc cho các nhân viên, phân công nhiệm vụ, công việc cho từng bộ phận, đôn đốc và hỗ trợ nhân viên để hoàn thành tiến độ công việc,…
Giám sát hàng hóa đã cung cấp, quản lý số liệu, ghi chép thông tin và báo cáo.
Giám sát các hoạt động để đảm bảo tiến độ, công việc kinh doanh không bị ngưng trệ.
Theo dõi những hoạt động, phản ứng của đối thủ cạnh tranh.
Hỗ trợ công việc phục vụ khách hàng và cùng nhau đàm phán, đưa ra hướng giải quyết những vấn đề về sản phẩm phát sinh trong quá trình phục vụ.
Lập kế hoạch kinh doanh và đưa ra các phương án thực tế nhằm tăng hiệu quả, thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
Báo cáo tình hình công việc chính xác, kịp thời đến giám đốc, quản lý cấp cao hơn. Có trách nhiệm với công việc cũng như những hoạt động nằm trong phạm vi quản lý, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ, có hiệu quả và nhân viên hoàn thành tốt trách nhiệm, công việc được phân công.
- Những yêu cầu để trở thành supervisor
Khả năng lập kế hoạch: Khối lượng công việc của một giám sát viên khá nhiều như: quản lý nhân sự, giám sát hàng hóa, hoạt động của nhân viên cấp dưới,… Vì thế việc có thể lập một kế hoạch cụ thể, khoa học sẽ giúp công việc tiến triển thuận lợi, dễ dàng hơn mà hạn chế những sai sót đáng tiếc.
Khả năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp tốt góp phần tạo nên sự thành công cho một giám sát viên bởi họ biết cách truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và thu hút nhất. Việc supervisor phải tiếp xúc nhiều với khách hàng và giao tiếp nhiều với các nhân viên là không thể tránh khỏi. Vì thế, cách nói chuyện, hướng giải quyết khéo léo sẽ giải quyết một cách êm đẹp những rắc rối, khiếu nại hay vấn đề phát sinh khác và còn tạo được sự ấn tượng, tin tưởng từ cấp dưới cũng như khách hàng.
Hành xử nhã nhặn, tôn trọng: Không chỉ riêng ở công việc này mà bất kỳ một công việc nào thì cũng phải biết cách cư xử với mọi người bằng thái độ tôn trọng, nhã nhặn và rút ngắn khoảng cách, trở thành bạn của tất cả mọi người nếu có thể. Đây là một lẽ đương nhiên không chỉ trong công việc mà còn trong cuộc sống, một cách đối nhân xử thế mà ta nên làm theo, vì bạn có tôn trọng người khác thì mới nhận lại được sự tôn trọng từ họ, khi ấy họ sẽ lắng nghe những gì bạn nói. Tuy vậy, bạn cần phân biệt rõ ràng giữa tình cảm riêng tư và công việc để không xảy ra những tình trạng đối xử thiên vị hay tạo sự phân tâm, mất tập trung khi làm việc.
Làm việc chuyên nghiệp: Tác phong, thái độ làm việc chuyên nghiệp nói lên năng lực và uy tín của người giám sát. Điều đó sẽ tác có những ảnh hưởng tích cực đến những nhân viên cấp dưới để họ có thể noi theo và thực hiện, tạo nên nề nếp, quy củ cho công ty, thúc đẩy hiệu quả công việc.
Qua bài viết,
chắc hẳn bạn đã giải đáp được thắc mắc Supervisor là gì? và biết thêm những thông tin khác liên
quan đến công việc này. Bạn cũng có thể đặt công việc này làm mục tiêu phấn đấu cho
chính mình.