Trình Độ Văn Hóa Là Gì?

Đa số tất cả chúng ta đều đã được biết đến cụm từ trình độ văn hóa vì nó khá phổ biến và được sử dụng trong bảng kê khai sơ yếu lý lịch hay những giấy tờ khác. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu một cách sâu sắc về nó. Chính vì thế, bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm những thông tin rõ ràng để chúng ta có thể hiểu rõ trình độ văn hóa là gì.

  1. Khái niệm trình độ văn hóa

Trình độ văn hoá của một cá nhân là một quá trình tự tích luỹ các kiến thức, kỹ năng và là cách đo lường trình độ học vấn của mỗi người qua khả năng đạt được trong suốt quá trình giáo dục ở các cấp bậc đào tạo tính từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường. Những ai hoàn thành xong và có chứng chỉ tốt nghiệp của hệ giáo dục cơ bản và học xong chương trình đại học, cao đẳng hoặc trung cấp thì đều ghi là trình độ 12/12.

Nói một cách rõ hơn thì trình độ văn hóa chính là trình độ học vấn trong hệ thống giáo dục quốc gia mà mỗi cá nhân đạt được thông qua mỗi cấp bậc đào tạo.

  • Cách ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch

Hiện nay chúng ta dễ dàng nhận thấy trình độ văn hóa xuất hiện trong tất cả các loại giấy tờ kê khai thông tin cá nhân và là một mục không thể thiếu trong sơ yếu lý lịch. Việc điền bản kê khai trình độ văn hóa có lẽ không còn gì lạ lẫm, tuy nhiên để điền thông tin một cách chuẩn xác thì không phải là dễ dàng với nhiều người. Một ví dụ minh họa như sau: nhiều bạn sinh viên đang theo học đại học hoặc đã tốt nghiệp chương trình đại học thì trong mục này các bạn sẽ ghi là trình độ đại học. Nhưng như đã đề cập ở trên thì việc này là không đúng, bởi trình độ văn hóa được xét dựa trên hệ thống giáo dục 12 năm ở nước ta. Do đó bạn cần phải chú ý điều này và xem thật kỹ trước khi điền, nếu bạn muốn được chú ý từ nhà tuyển dụng thì có thể ghi thêm chuyên ngành mình theo học nhưng đừng nhầm đó là trình độ văn hóa nhé. Còn nếu bạn chỉ đạt trình độ học vấn ở chương trình lớp 9 thì bạn sẽ ghi là 9/12. Cũng không quá khó khăn phải không nào?

  • Ý nghĩa của trình độ văn hóa

Hiện nay trong nền kinh tế ngày càng phát triển thì lại có những suy nghĩ cho rằng trình độ văn hóa là không cần thiết, nhiều doanh nghiệp cũng không quan trọng vấn đề này, cái mà họ cho là quan trọng chính là kinh nghiệm, khả năng thực hành. Nhưng có phải những suy nghĩ này còn hạn chế và không hoàn toàn chính xác? Bởi vì trình độ văn hóa cũng có một tầm quan trọng nhất định:

Trình độ văn hóa thể hiện một phần năng lực, kiến thức, tư duy của bạn, tạo cho bạn một nền móng vững chắc từ đó có thêm tự tin và nhận được sự đánh giá cao hơn trong mắt mọi người.

Người có trình độ văn hóa sẽ nhận được nhiều cơ hội việc làm, vị trí tốt và phù hợp với năng lực hơn cùng mức thu nhập cao và điều kiện làm việc tốt hơn so với người không có trình độ văn hóa hoặc có nhưng thấp.

Trình độ văn hóa cũng mang ý nghĩa quan trọng, là một trong những tiêu chí hàng đầu để các nhà tuyển dụng lựa chọn nhân tài cho công ty một cách chính xác.

Vì những lý do trên nên dù là làm bất kỳ một công việc nào đi nữa thì bạn vẫn cần đến trình độ văn hóa khi đi xin việc bởi nó là cái cơ bản nhất hỗ trợ bạn có được công việc như ý và tạo nên thành công sau này.

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về trình độ văn hóa là gì? để sau này bạn không còn phải băn khoăn hay bối rối mỗi khi điền vào mục trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch hay bất kỳ giấy tờ nào khác. Hy vọng bài viết này cũng giúp bạn thấy được tầm quan trọng của trình độ văn hóa với mỗi cá nhân trong sự nghiệp cuộc đời, và nếu bạn đang còn ngồi trên ghế nhà trường thì sẽ phấn đấu hết mình để đạt mức trình độ văn hóa cao nhất trong hệ thống giáo dục nhé!