General Manager Là Gì
Khi làm việc trong một công ty, doanh nghiệp nào đó thì chắc hẳn bạn sẽ được nghe nói đến cụm từ “general manager”. Bởi vì đây là một vị trí cao trong công ty và có vai trò vô cùng quan trọng nên chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu để nắm được khái niệm về general manager là gì và những công việc thường ngày của họ.
- General manager là gì?
General manager là tổng giám đốc của một công ty, doanh nhiệp nào đó, đôi khi được gọi đơn giản là GM. Đây là vị trí quản lý cấp cao có trách nhiệm chung, bao quát toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp hoặc đơn vị kinh doanh trong tập đoàn như điều hành những vấn đề liên quan đến doanh thu, chi phí hay thu nhập,… Ngoài ra, General manager là người lên các kế hoạch, dự án, tiến hành phân công công việc cho các phòng ban, đưa ra những quyết định và giám sát các hoạt động của công ty.Vai trò này khá phổ biến trong các tổ chức toàn cầu hoặc đa quốc gia lớn, nơi mà các công ty được tổ chức dọc theo các dòng sản phẩm, nhóm khách hàng hoặc vị trí địa lý.
- Công việc của General manager
Đảm nhận vị trí General manager không hề đơn giản vì nếu bạn thiếu kỹ năng chuyên môn cũng như kinh nghiệm sẽ làm ảnh hưởng tới công việc, gây ra những rủi ro lớn. Nói rõ hơn khối lượng công việc của những người giữ chức vụ này rất nhiều và họ là người quản lý tất cả các hoạt động kinh doanh, hợp tác, đầu tư của doanh nghiệp mình. Cụ thể là những công việc sau:
Đưa ra các quyết định hoạt động kinh doanh: vì là người nắm giữ vị trí cao nên họ sẽ là người xây dựng các chiến lược, kế hoạch kinh doanh và thực hiện chúng để thúc đẩy sự phát triển, quy mô hoạt động và mang về lợi nhuận cho công ty.
Đưa ra ý tưởng, chiến lược với giám đốc cấp cao và chủ tịch: General manager là người trực tiếp làm việc với giám đốc cấp cao hay chủ tịch. Họ sẽ đề xuất các chiến lược, ý tưởng mới để cố vấn cho chủ tịch có cái nhìn chính xác về thị trường, các đối thủ cạnh tranh cũng như định hướng phát triển của doanh nghiệp. Vì là người nắm rõ tình hình kinh doanh, có những quan sát, phân tích thị trường thực tế nên những đề xuất ấy đều mang tính khách quan và là cơ sở để chủ tịch có những quyết định đúng.
Xây dựng và quản lý cơ cấu của doanh nghiệp: Tổng giám đốc còn chịu trách nhiệm về việc quản lý cơ cấu nguồn nhân lực của công ty thông qua giám đốc nhân sự để nắm bắt tình hình. Công việc của tổng giám đốc còn là xây dựng và lãnh đạo đội ngũ giám đốc các bộ phận, giám sát và hướng dẫn khi cần thiết. Hơn thế, tổng giám đốc còn có quyền cùng với giám đốc nhân sự đề xuất, quyết định chế độ lương, thưởng hay chính sách đãi ngộ nhân viên và có quyền bổ nhiệm hay cách chức, chuyển công tác với mọi vị trí trong công ty nằm trong phạm vi quản lý.
Tạo dựng và quản lý các mối quan hệ hợp tác: General manager là người trực tiếp gặp gỡ làm việc, đàm phán với các nhà đầu tư lớn, nhỏ cũng như tạo dựng mối liên hệ với các bộ phận khác trong doanh nghiệp. Vì thế, họ phải là người biết xây dựng, duy trì các mối quan hệ một cách tốt đẹp để tạo được lòng tin, thuyết phục và giữ chân những nhân viên có tài.
Trong các tổ chức hay công ty nào, trước khi có đủ kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn để trở thành general manager, thì ai cũng thường phải đảm nhiệm một loạt công việc ở nhiều vị trí khác nhau, luân chuyển qua lại để có thể thành thạo các chức năng dù là ở bộ phận nào, dần dần khả năng xử lý tình huống, khả năng chuyên môn sẽ được phát triển trong nhiều năm làm việc và giúp bạn thành công khi bước đến vị trí tổng giám đốc.
Qua bài viết trên thì bạn có thể trả lời được General manager là gì rồi phải không? Đi cùng với địa vị cao, quyền lực của một tổng giám đốc thì họ phải trải qua rất nhiều giai đoạn, nhiều năm làm việc, vì thế nếu bạn đang ấp ủ giấc mơ đạt được vị trí này thì hãy cố gắng thật nhiều trong công việc nhé!