PIT là gì? Những điều cần biết về thuế PIT

Thuế là một trong những nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước. Đây cũng là một nghĩa vụ pháp lý của người dân và góp phần tăng sự bình đẳng, công bằng trong phân phối tài sản trong xã hội. Giữa đa dạng các loại thuế hiện có, PIT là một trong những loại được nhiều người quan tâm nhất. Vậy thuế PIT là gì? Có những quy định nào về thuế PIT? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

PIT là gì?

PIT là viết tắt của Personal Income Tax, được dịch là Thuế thu nhập cá nhân. Đây là loại thuế mà người lao động cần nộp cho nhà nước dựa trên thu nhập mà họ nhận được từ các nguồn khác nhau, có thể kể đến như tiền lương, tiền kinh doanh, đầu tư, cho thuê tài sản… và trừ những nguồn thu không chịu thuế.

Thuế PIT ở Việt Nam được tính dựa trên mức thu nhập của cá nhân và mức thuế áp dụng sẽ thay đổi theo bậc thu nhập (theo tỷ lệ phần trăm tăng dần, từ 5% đến 35%). Thuế PIT được tính dựa trên hai nguyên tắc chính, là công bằng và khả năng nộp thuế. Người có mức thu nhập thấp dưới mức quy định thì không phải nộp thuế PIT  và người có thu nhập từ mức thấp đến cao sẽ bị đánh thuế theo các mức khác nhau.

Qua đó, ta có thể thấy ý nghĩa của thuế PIT là một nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước, hỗ trợ các hoạt động công như y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng và an sinh xã hội. Bên cạnh đó, thuế PIT giúp điều tiết kinh tế và tạo nên sự công bằng trong xã hội.

Ai là người chịu thuế PIT?

Các đối tượng chịu thuế PIT tại Việt Nam bao gồm:

1.   Cá nhân cư trú tại Việt Nam

Cá nhân cư trú tại Việt Nam được xác định là người có mặt tại Việt Nam trong ít nhất 183 ngày trong tổng số 12 tháng liên tục (kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam) hoặc có trung tâm lợi ích kinh tế ở Việt Nam. Những cá nhân này sẽ phải chịu thuế PIT đối với toàn bộ thu nhập toàn cầu của mình.

2.   Cá nhân không cư trú tại Việt Nam

Cá nhân không cư trú (tức là người ở Việt Nam dưới 183 ngày trong vòng 12 tháng) chỉ phải chịu thuế PIT đối với thu nhập phát sinh tại Việt Nam. Điều này có nghĩa là nếu một cá nhân làm việc tại Việt Nam nhưng không đáp ứng đủ điều kiện cư trú, họ chỉ phải đóng thuế đối với thu nhập có nguồn gốc từ Việt Nam, như lương, thù lao từ công ty hoặc các khoản thu nhập khác phát sinh từ hoạt động tại Việt Nam.

Các hình thức thu nhập chịu thuế

  • Tiền lương, tiền công: Thu nhập này là khoản tiền mà cá nhân nhận được từ công việc đang thực hiện, hợp đồng lao động hoặc các dịch vụ mang tính chất lao động. Các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công bao gồm lương cơ bản, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, thưởng dịp lễ Tết, tiền làm thêm giờ và các khoản thu nhập khác phát sinh trong quá trình thực hiện công việc.
  • Thu nhập từ kinh doanh: Nếu cá nhân tự kinh doanh hoặc làm nghề tự do như như bán hàng, dịch vụ tự tổ chức…
  • Thu nhập từ đầu tư vốn: Lợi nhuận từ bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất từ tiền gửi ngân hàng…
  • Thu nhập từ nhượng vốn: Thu nhập từ chuyển nhượng vốn cho các công ty, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức kinh tế…
  • Thu nhập từ tài sản cho thuê: Thu nhập từ việc cho thuê nhà cửa, đất đai…
  • Thu nhập từ bản quyền: Thu nhập từ khoản tiền nhận được khi chuyển nhượng hoặc chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các sản phẩm thuộc sở hữu trí tuệ. Điều này bao gồm các khoản thu từ việc chuyển nhượng bản quyền sách, âm nhạc, nhãn hiệu, sáng chế và các sản phẩm sáng tạo khác.
  • Thu nhập từ trúng thưởng: Các khoản tiền hoặc hiện vật mà cá nhân có được qua hình thức trúng xổ số, trúng khuyến mãi, trò chơi, đặt cược được pháp luật cho phép

Các hình thức nộp thuế PIT là gì?

  1. Khấu trừ tại nguồn: Thuế PIT khấu trừ tại nguồn là loại thuế thu nhập mà cơ quan thuế sẽ thu trực tiếp bằng cách khấu trừ ngay vào khoản tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động.
  2. Kê khai thuế: Người lao động cần tự khai thuế PIT trong trường hợp có nhiều nguồn thu nhập hoặc thu nhập không được khấu trừ tại nguồn.

Các trường hợp miễn thuế hoặc giảm thuế

Có một số trường hợp cá nhân được miễn hoặc giảm thuế PIT. Chẳng hạn như cá nhân có thu nhập thấp, nghĩa là nếu thu nhập không vượt quá mức miễn thuế hoặc dưới mức quy định, cá nhân sẽ không phải nộp thuế PIT.

Ngoài ra còn có các khoản thu nhập đặc biệt không cần nộp thuế PIT. Ví dụ như thu nhập từ quà tặng, bảo hiểm nhân thọ, hoặc các khoản trợ cấp đặc biệt có thể được miễn thuế theo quy định pháp luật.

 

PIT là gì? Những điều cần biết về thuế PIT

Thuế là một trong những nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước. Đây cũng là một nghĩa vụ pháp lý của người dân và góp phần tăng sự bình đẳng, công bằng trong phân phối tài sản trong xã hội. Giữa đa dạng các loại thuế hiện có, PIT là một trong những loại được nhiều người quan tâm nhất. Vậy thuế PIT là gì? Có những quy định nào về thuế PIT? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

PIT là gì?

PIT là viết tắt của Personal Income Tax, được dịch là Thuế thu nhập cá nhân. Đây là loại thuế mà người lao động cần nộp cho nhà nước dựa trên thu nhập mà họ nhận được từ các nguồn khác nhau, có thể kể đến như tiền lương, tiền kinh doanh, đầu tư, cho thuê tài sản… và trừ những nguồn thu không chịu thuế.

Thuế PIT ở Việt Nam được tính dựa trên mức thu nhập của cá nhân và mức thuế áp dụng sẽ thay đổi theo bậc thu nhập (theo tỷ lệ phần trăm tăng dần, từ 5% đến 35%). Thuế PIT được tính dựa trên hai nguyên tắc chính, là công bằng và khả năng nộp thuế. Người có mức thu nhập thấp dưới mức quy định thì không phải nộp thuế PIT  và người có thu nhập từ mức thấp đến cao sẽ bị đánh thuế theo các mức khác nhau.

Qua đó, ta có thể thấy ý nghĩa của thuế PIT là một nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước, hỗ trợ các hoạt động công như y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng và an sinh xã hội. Bên cạnh đó, thuế PIT giúp điều tiết kinh tế và tạo nên sự công bằng trong xã hội.

Ai là người chịu thuế PIT?

Các đối tượng chịu thuế PIT tại Việt Nam bao gồm:

1.   Cá nhân cư trú tại Việt Nam

Cá nhân cư trú tại Việt Nam được xác định là người có mặt tại Việt Nam trong ít nhất 183 ngày trong tổng số 12 tháng liên tục (kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam) hoặc có trung tâm lợi ích kinh tế ở Việt Nam. Những cá nhân này sẽ phải chịu thuế PIT đối với toàn bộ thu nhập toàn cầu của mình.

2.   Cá nhân không cư trú tại Việt Nam

Cá nhân không cư trú (tức là người ở Việt Nam dưới 183 ngày trong vòng 12 tháng) chỉ phải chịu thuế PIT đối với thu nhập phát sinh tại Việt Nam. Điều này có nghĩa là nếu một cá nhân làm việc tại Việt Nam nhưng không đáp ứng đủ điều kiện cư trú, họ chỉ phải đóng thuế đối với thu nhập có nguồn gốc từ Việt Nam, như lương, thù lao từ công ty hoặc các khoản thu nhập khác phát sinh từ hoạt động tại Việt Nam.

Các hình thức thu nhập chịu thuế

  • Tiền lương, tiền công: Thu nhập này là khoản tiền mà cá nhân nhận được từ công việc đang thực hiện, hợp đồng lao động hoặc các dịch vụ mang tính chất lao động. Các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công bao gồm lương cơ bản, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, thưởng dịp lễ Tết, tiền làm thêm giờ và các khoản thu nhập khác phát sinh trong quá trình thực hiện công việc.
  • Thu nhập từ kinh doanh: Nếu cá nhân tự kinh doanh hoặc làm nghề tự do như như bán hàng, dịch vụ tự tổ chức…
  • Thu nhập từ đầu tư vốn: Lợi nhuận từ bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất từ tiền gửi ngân hàng…
  • Thu nhập từ nhượng vốn: Thu nhập từ chuyển nhượng vốn cho các công ty, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức kinh tế…
  • Thu nhập từ tài sản cho thuê: Thu nhập từ việc cho thuê nhà cửa, đất đai…
  • Thu nhập từ bản quyền: Thu nhập từ khoản tiền nhận được khi chuyển nhượng hoặc chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các sản phẩm thuộc sở hữu trí tuệ. Điều này bao gồm các khoản thu từ việc chuyển nhượng bản quyền sách, âm nhạc, nhãn hiệu, sáng chế và các sản phẩm sáng tạo khác.
  • Thu nhập từ trúng thưởng: Các khoản tiền hoặc hiện vật mà cá nhân có được qua hình thức trúng xổ số, trúng khuyến mãi, trò chơi, đặt cược được pháp luật cho phép

Các hình thức nộp thuế PIT là gì?

  1. Khấu trừ tại nguồn: Thuế PIT khấu trừ tại nguồn là loại thuế thu nhập mà cơ quan thuế sẽ thu trực tiếp bằng cách khấu trừ ngay vào khoản tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động.
  2. Kê khai thuế: Người lao động cần tự khai thuế PIT trong trường hợp có nhiều nguồn thu nhập hoặc thu nhập không được khấu trừ tại nguồn.

Các trường hợp miễn thuế hoặc giảm thuế

Có một số trường hợp cá nhân được miễn hoặc giảm thuế PIT. Chẳng hạn như cá nhân có thu nhập thấp, nghĩa là nếu thu nhập không vượt quá mức miễn thuế hoặc dưới mức quy định, cá nhân sẽ không phải nộp thuế PIT.

Ngoài ra còn có các khoản thu nhập đặc biệt không cần nộp thuế PIT. Ví dụ như thu nhập từ quà tặng, bảo hiểm nhân thọ, hoặc các khoản trợ cấp đặc biệt có thể được miễn thuế theo quy định pháp luật.

 

Key visual là gì? Làm thế nào để tạo key visual ấn tượng và hiệu quả?

Trong marketing, một trong những yếu tố quan trọng giúp tạo ấn tượng mạnh mẽ và dễ nhớ cho người tiêu dùng chính là key visual. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu về key visual là gì và làm thế nào để tạo key visual ấn tượng và hiệu quả nhé.

Key visual là gì?

Key visual, hay còn được gọi là hình ảnh chủ đạo, là một yếu tố thiết kế hình ảnh quan trọng trong các chiến dịch quảng cáo, thương hiệu hay marketing. Nó được dùng để truyền tải thông điệp chính của chiến dịch hoặc thương hiệu, thế nên key visual không chỉ dễ nhận biết mà còn phù hợp với giá trị và đặc điểm của thương hiệu.

Là công cụ mạnh mẽ trong việc xây dựng nhận diện thương hiệu, key visual không chỉ đơn thuần là một hình ảnh thu hút sự chú ý và thiện cảm của khán giả, mà còn đóng vai trò then chốt trong việc tạo dựng sự nhận thức sâu sắc về thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng. Khi được sử dụng một cách nhất quán trên các kênh truyền thông khác nhau, key visual sẽ trở thành dấu ấn đặc trưng, góp phần quan trọng vào chiến lược xây dựng thương hiệu và củng cố mối quan hệ bền vững với khách hàng.

Đặc điểm của key visual

Một key visual thường sẽ có những đặc điểm như:

  • Dễ nhận diện: Key visual thường được thiết kế cho khách hàng dễ nhận ra và gắn liền với thương hiệu trong tiềm thức của họ. Do đó, nó thường bao gồm những yếu tố thị giác nổi bật như màu sắc đặc trưng, hình ảnh chủ đạo, kiểu chữ (typography), và các biểu tượng gắn liền với bản sắc thương hiệu.
  • Ấn tượng: Mọi key visual đều được thiết kế tạo ấn tượng mạnh mẽ ngay từ lần nhìn đầu tiên để khách hàng hay công chúng có thể lập tức nghĩ đến thương hiệu khi nhìn thấy chúng.
  • Nhất quán: Key visual sẽ đồng bộ với thông điệp và các yếu tố truyền thông khác của thương hiệu như sản phẩm, slogan, nội dung quảng cáo, thông điệp…

Làm thế nào để tạo nên key visual hiệu quả?

Sau đây là một số tips để bạn có thể tạo nên key visual vừa ấn tượng vừa mang lại hiệu quả cho thương hiệu:

1.   Tìm hiểu thương hiệu

Việc tìm hiểu thương hiệu trước khi xây dựng key visual giống như tạo móng nhà trong quá trình xây nhà. Bước này giúp xác định hình thức, phong cách và các đặc điểm của ngôi nhà. Do đó, nếu bạn muốn tạo key visual cho thương hiệu, việc đầu viên bạn nên làm đó là tìm hiểu về sứ mệnh, giá trị, mục tiêu, đối tượng thương hiệu hướng đến và các sản phẩm, dịch vụ mà thương hiệu có. Từ đó, bạn sẽ biết hướng đi mang lại một key visual hiệu quả.

2.   Lựa chọn màu sắc và phông chữ

Màu sắc là một trong những yếu tố quan trọng giúp key visual truyền tải thành công cảm xúc và thông điệp của thương hiệu. Mỗi màu sắc đem lại cảm giác khác nhau khi nhìn vào và chúng cũng có những ý nghĩa riêng, chẳng hạn như màu đỏ tạo cảm giác năng động, mạnh mẽ trong khi màu vàng mang lại sự tươi mới, lạc quan… Vì thế, hãy phân tích các thông tin về chiến dịch và thương hiệu để lựa chọn màu sắc phù hợp nhất.

Bên cạnh đó, phông chữ cùng là yếu tố bạn nên cân nhắc kỹ. Hai yêu cầu cơ bản khi chọn phông chữ cho key visual đó là dễ đọc và phù hợp với phong cách tổng thể.

3.   Đảm bảo tính linh hoạt

Key visual cần được thiết kế sao cho có thể sử dụng linh hoạt trên nhiều nền tảng và phương tiện truyền thông khác nhau như banner trực tuyến, biển quảng cáo lớn nhỏ, hình ảnh và video quảng cáo trên mạng xã hội. Hãy đảm bảo rằng key visual của bạn dễ áp dụng, có thể điều chỉnh mà vẫn đảm bảo chất lượng và sự nhận diện thương hiệu mạnh mẽ.

4.   Sử dụng các yếu tố cảm xúc

Một key visual trở nên mạnh mẽ và ấn tượng hơn khi nó mang trong mình yếu tố cảm xúc, tạo ra sự kết nối sâu sắc với khán giả. Có thể là những gam màu tươi sáng, hình ảnh gợi lên niềm vui, tình yêu, sự an tâm hay những cảm giác ngạc nhiên đầy bất ngờ… Chính sự sống động và gần gũi về mặt cảm xúc này sẽ gia tăng hiệu quả truyền thông, đồng thời xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với khách hàng.

5.   Tiếp nhận các phản hồi

Hãy tiến hành thử nghiệm và thu thập phản hồi từ đối tượng mục tiêu trước khi chính thức đưa key visual vào chiến dịch. Các phản hồi dù mang ý tiêu cực hay tích cực đều có thể giúp bạn chỉnh sửa các yếu tố thiết kế sao cho phù hợp với thương hiệu và thị trường mà bạn muốn nhắm đến.

Thành phần bản thân hiện nay là gì? Cách viết thành phần bản thân hiện nay trong sơ yếu lý lịch

Trong sơ yếu lý lịch, mỗi thông tin được đưa vào đều mang một vai trò quan trọng giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về ứng viên. Một trong những yếu tố đôi khi gây ra sự bối rối cho nhiều người là “thành phần bản thân hiện nay”. Vậy thành phần bản thân hiện nay là gì? Làm thế nào để viết thành phần bản thân hiện nay trong sơ yếu lý lịch? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Thành phần bản thân hiện nay là gì?

Thành phần bản thân hiện nay trong sơ yếu lý lịch thường được hiểu là phần thông tin về các yếu tố liên quan đến cá nhân ở thời điểm hiện tại. Mục này giúp người đọc hoặc nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về bạn ở thời điểm hiện tại để đưa ra những đánh giá phù hợp.

Bên cạnh các thông tin cơ bản như họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quê quán, dân tộc…, mục thành phần bản thân hiện nay còn có:

  • Trình độ học vấn: liên quan đến cấp bậc học vấn, trường đã tốt nghiệp, ngành học.
  • Vị trí công việc hiện tại: chức vụ, ngành nghề và mô tả vị trí công việc bạn đang làm (nếu có).
  • Tình trạng xã hội: liên quan đến những yếu tố về hoàn cảnh sống hiện tại (tình trạng hôn nhân, có con cái…)
  • Gia đình: Ở một số loại sơ yếu lý lịch sẽ có mục này để yêu cầu bạn cung cấp thông tin liên quan đến gia đình của mình như họ tên, ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp của bố mẹ, anh chị em.
  • Các mối quan hệ, tổ chức: liên quan đến thông tin về các tổ chức xã hội, đoàn thể hay cộng đồng mà bạn tham gia.

Mục thành phần bản thân hiện nay thường nằm ở vị trí đầu tiên của sơ yếu lý lịch giúp người đọc dễ dàng tiếp cận và nắm bắt thông tin cơ bản về ứng viên một cách nhanh chóng và rõ ràng. Bên cạnh đó, thông tin trong mục này có số lượng khá lớn, có thể chiếm từ một đến một trang rưỡi giấy A4. Chính những yếu tố này đã chứng tỏ vai trò quan trọng của mục thành phần bản thân hiện nay trong việc tạo ấn tượng ban đầu và cung cấp cái nhìn tổng quan về ứng viên trong tài liệu sơ yếu lý lịch.

Tầm quan trọng của mục thành phần bản thân hiện nay

Mục “Thành phần bản thân hiện nay” trong sơ yếu lý lịch, mặc dù không phải là phần bắt buộc ở mọi loại sơ yếu lý lịch, nhưng có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình ứng tuyển việc làm, đặc biệt là đối với các nhà tuyển dụng ở Việt Nam hoặc trong những công ty chú trọng đến các yếu tố xã hội, gia đình hay hoàn cảnh cá nhân của ứng viên. Dưới đây là một số lý do giải thích tầm quan trọng của mục này:

1.   Cung cấp cái nhìn tổng quan về hoàn cảnh bản thân

Mục này cung cấp cho nhà tuyển dụng cái nhìn rõ nét về hoàn cảnh sống và tình trạng xã hội của ứng viên. Chẳng hạn, nhiều vị trí hiện nay yêu cầu ứng viên còn độc thân hoặc cam kết không nghỉ thai sản trong một khoảng thời gian nhất định, nhằm đảm bảo sự ổn định và khả năng gắn bó lâu dài với công ty. Trong một số ngành nghề, yếu tố về ổn định xã hội cũng có thể là yếu tố quan trọng trong quyết định tuyển dụng.

2.   Là cơ sở để đánh giá tính cách và phẩm chất

Thông tin về thành phần bản thân hiện nay có thể giúp nhà tuyển dụng đánh giá tính cách và phẩm chất của một cá nhân. Một người đến từ gia đình có nền tảng giáo dục vững chắc hoặc có truyền thống làm việc trong các ngành nghề nhất định sẽ mang lại ấn tượng tốt hơn.

3.   Phản ánh khả năng của bản thân

Đối với một số nhà tuyển dụng, mục này có thể được xem như là một phần để đánh giá mức độ trưởng thành và sự hoàn thiện bản thân của ứng viên. Các yếu tố như học vấn hay các hoạt động xã hội có thể cho thấy bạn là người có nghiêm túc với việc học, luôn trau dồi bản thân, biết định hướng và nghiêm túc trong cuộc sống trách nhiệm, từ đó giúp nhà tuyển dụng nhận định bạn có thể đảm nhận các vị trí quan trọng hay không.

4.   Định hướng văn hoá và khả năng phù hợp với công ty

Hiện nay, có rất nhiều công ty quan tâm đến sự phù hợp về văn hoá và giá trị xã hội của nhân viên. Họ thường tìm kiếm ứng viên có hoàn cảnh gia đình ổn định hoặc có kinh nghiệm, kiến thức trong các vị trí, môi trường làm việc liên quan. Những yếu tố như trình độ học vấn của gia đình, nghề nghiệp của cha mẹ cũng có thể cho thấy một phần về giá trị gia đình và nền tảng giáo dục mà bạn được học hỏi. Và mục thành phần bản thân hiện nay có thể thể hiện hầu hết các thông tin cần thiết này.